Lịch sử Mực muối sắt

Các công thức đầu tiên của mực muối sắt được cho là của Gaius Plinius Secundus. Nhiều bản thảo nổi tiếng và quan trọng đã được viết bằng mực muối sắt, bao gồm Codex Sinaiticus, cuốn Kinh Thánh lâu đời nhất, đầy đủ nhất hiện được biết đến, được cho là được viết vào giữa thế kỷ 4.[6] Do dễ dàng tạo ra mực muối sắt có chất lượng bền bỉ và chống thấm nước, loại mực này đã được ưa chuộng cho các nhà ghi chép ở châu Âu cũng như quanh Địa Trung Hải. Các bản thảo còn sót lại từ thời Trung Cổ cũng như thời Phục Hưng cho thấy điều này vì đại đa số được viết bằng mực muối sắt, số ít hơn được viết bằng muội than. Nhiều bức vẽ của Leonardo da Vinci đã được thực hiện bằng mực muối sắt.[7] Luật đã được ban hành tại Anh và Pháp quy định thành phần của mực muối sắt cho tất cả các hồ sơ hoàng gia và pháp lý để đảm bảo thông tin được lưu trữ lâu dài nhất có thể.

Sự phổ biến của mực muối sắt đã đi khắp thế giới trong thời kỳ thuộc địa và hơn thế nữa. Dịch vụ Bưu điện Hoa Kỳ có công thức chính thức riêng cho mực này để sử dụng trong tất cả các chi nhánh bưu điện. Mãi đến khi mực sản xuất hóa học được phát minh vào nửa cuối thế kỷ 20, mực muối sắt mới thoái lui khỏi sự phổ biến đang có.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mực muối sắt http://www.fountainpennetwork.com/forum/topic/3211... http://kwzink.com/language/en/manufactured-inks/ir... http://www.popsci.com/archive-viewer?id=lyoDAAAAMB... http://www.bnotk.de/Notar/Berufsrecht/DONot.php http://travelingscriptorium.library.yale.edu/2013/... http://www.platinum-pen.co.jp/products/spare/ink/e... http://www.realscience.breckschool.org/upper/fruen... http://www.codexsinaiticus.org/en/project/conserva... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.polymdegradstab.2017.07.0... http://www.gutenberg.org/ebooks/1483